Trung cấp là cấp bậc đứng sau Đại học và Cao đẳng trong hệ thống giáo dục của nước ta. Vì là hệ đào tạo chính quy với mục đích dạy nghề, sau khi kết thúc khóa học có thể đi làm ngay nên ghi danh và các trường Trung cấp thay vì học Đại học - Cao đẳng là sự lựa chọn của nhiều người. Vậy học Trung cấp mất bao lâu có những loại Trung cấp nghề nào? Nếu đang tìm hiểu để định hướng tương lai rõ ràng hơn, bạn không được bỏ qua bài viết chi tiết ngay dưới đây của Seoul Academy bạn nhé!
Theo những quy định tại Điều 4 Thông tư 22/2014/TT-BGDĐT về thời gian đào tạo:
1. Thời gian đào tạo là khoảng thời gian được thiết kế cho học sinh để hoàn thành một chương trình cụ thể, đủ điều kiện để có thể nhận văn bằng tốt nghiệp tương ứng. Cụ thể:
a) Từ 3 - 4 năm học với chương trình được cho học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) hoặc tương đương.
b) 2 năm học với chương trình cho học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương.
c) Từ 1 đến 1,5 năm học với chương trình cho học sinh đã tốt nghiệp THPT. Đồng thời có chứng chỉ giáo dục nghề cùng nhóm ngành, nghề có thời gian đào tạo từ 1 năm trở lên. Hoặc với học sinh đã tốt nghiệp khác ngành đào tạo từ trình độ TCCN trở lên.
2. Thời gian tối đa cho học sinh để có thể hoàn thành chương trình. Bao gồm thời gian tối đa để hoàn thành học phần trong chương trình, tính từ thời điểm bắt đầu học học phần thứ nhất đến kết thúc học phần cuối cùng, cùng thời gian tối đa để hoàn thành các môn thi tốt nghiệp.
Thời gian đào tạo trung cấp của mỗi đối tượng sinh viên mỗi khác
Định nghĩa thời gian tối đa theo luật Điều 4 Thông tư 22/2014/TT-BGDĐT: Đó là thời gian tối đa để hoàn thành chương trình do Hiệu trưởng quyết định, dựa trên cơ sở đề nghị của Hội đồng về đào tạo của trường.
Bảo đảm không vượt quá hai lần thời gian thiết kế riêng cho chương trình từ ba đến bốn năm học. Không vượt quá ba lần thời gian cho chương trình từ một đến 1,5 năm học và chương trình hai năm học cộng với thời gian tối đa ba năm để hoàn thành những môn phải tốt nghiệp.
Với học sinh học cùng lúc hai chương trình, thời gian tối đa để hoàn thành bằng thời gian tối đa lớn nhất để hoàn thành một trong hai chương trình, tính từ lúc bắt đầu chương trình thứ nhất.
Trung cấp là một cấp bậc học đứng sau Đại học và Cao đẳng. Đây là định nghĩa được xác định trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay. Hình thức học Trung cấp chính là đào tạo chính quy.
Nhằm mục đích đào tạo nghề cho sinh viên để có thể nhanh chóng ra trường xin việc làm ngay. Và theo quy định hiện hành thì chia thành 2 loại là trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp.
Loại 1: Trung cấp nghề
Bạn chỉ học chuyên môn là chính, không học thêm các môn bổ túc văn hoá, học viên sẽ nhận được bằng trung cấp nghề sau khi hoàn thành khóa học. Còn với trung cấp nghề kèm thêm bổ túc văn hoá sẽ tốn nhiều thời gian hơn. Nhưng đổi lại sau khi tốt nghiệp học viên sẽ nhận được 2 tấm bằng. Là bằng trung cấp nghề và bằng tốt nghiệp bổ túc văn hoá.
Loại 2: Trung cấp chuyên nghiệp
Trường trung cấp chuyên nghiệp dành cho học viên để đào tạo sau giáo dục sau THPT. Được lập ra dành cho việc đào tạo ngành nghề riêng biệt, trường còn cung cấp các kỹ năng, kỹ thuật cần thiết phục vụ cho công việc cụ thể nào đó.
Trung cấp chuyên nghiệp dành cho học viên sau khi tốt nghiệp THPT
Học trung cấp chuyên nghiệp bạn sẽ được tiếp cận trực tiếp với chương trình giảng dạy. Cách tiếp cận này vô cùng hợp lý, gắn liền với thực tế công việc. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên nhận bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
>>> Xem thêm: Nên Học Trung Cấp Chuyên Nghiệp Hay Trung Cấp Nghề?